Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

Tuyển nhân viên thiếu năng lực một chút nhưng bù lại họ làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình


Tuyển nhân viên thiếu năng lực một chút nhưng bù lại họ làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình

Với mỗi công ty nhân viên chính là những người thúc đẩy cho sự thành công của doanh nghiệp. Đối với nhà quản lí nhiệm vụ quan trọng của họ, chính là tìm được nguồn nhân lực có thể đảm nhận tốt nhiệm vụ trong vai trò của mình.
Đây cũng chính là lí do khiến các công ty, các nhà tuyển dụng luôn phải dành ra rất nhiều thời gian và công sức để tuyển dụng và tìm kiếm thí sinh.

Xem thêm:


Trải nghiệm khi tuyển dụng ứng viên “còn thiếu điểm”


Công thức tuyển người có 70% năng lực + 30% nỗi sợ
Tại sao lại như vậy? Những ai sợ bị thất bại, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ và hăng say hơn nhiều so với những người khác. Họ chú ý đến những chi tiết nhỏ. Họ hòa hợp tốt với mọi người. Thậm chí, họ còn dành thời gian cuối tuần của mình để chuẩn bị cho các ngày làm việc mới, vì họ muốn chắc rằng, họ là những “chiến binh” tốt nhất trong cuộc chiến nghề nghiệp đầy cam go ấy.

Những nhân viên thiếu 30% năng lực sẽ không ngừng nghĩ về việc hoàn thiện các kĩ năng mình chưa đủ, và cống hiến hết sức lực cho sự thành công mà họ mong muốn. Bởi vì họ luôn có suy nghĩ rằng, cả thế giới đang dõi theo mình, nên họ rất cố gắng trong việc tự đánh giá bản thân xem mình đã tiến bộ như thế nào. Họ thường hay hỏi ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp hoặc thầy tư vấn của mình – và tất nhiên, họ rất coi trọng những lời nhận xét ấy. Họ là những người khiêm nhường và có thái độ làm việc tuyệt vời. Không như những đồng nghiệp đủ 100% năng lực, họ vẫn có những hoài nghi về bản thân mình, đó càng là động lực để họ thúc đẩy bản thân mình hơn bao giờ hết. Họ biết rằng, những kĩ năng giúp họ có được vị trí như ngày hôm nay, có thể sẽ không còn hữu ích cho ngày mai. Cho nên, họ sẽ không ngần ngại mà học hỏi thêm nhiều kĩ năng khác ngay từ những giây phút đầu tiên khi bắt tay vào công việc của mình.

Nếu một ai đó chỉ có 30% năng lực, hay thậm chí là 50%, họ sẽ thấy công việc đó khá là khó khăn. Mối quan hệ giữa quá trình học tập và tích lũy kinh nghiệm của họ chưa đủ nhiều khiến họ phải chật vật, từ đó trở nên nản lòng, và dần mất đi sự tự tin cũng như lòng ủng hộ của bạn bè đồng nghiệp. Trong thực tế, đó là những người muốn vươn tầm với ra xa hơn, nhưng đôi khi lại quá xa so với điểm giới hạn của họ.

Làm thế nào để tìm được người “thiếu năng lực” phù hợp nhất?

Vậy làm thế nào để biết được ứng viên phù hợp với vị trí còn trống, làm thế nào để chọn được những ứng viên có tư duy cầu tiến? Không phải ai cũng đột nhiên muốn vượt xa hơn tầm của họ. Chính những người với tư duy cầu tiến sẽ biết tìm kiếm cơ hội để nâng cao bản thân trong mỗi khía cạnh cuộc sống của họ.

Hãy yêu cầu các ứng viên chỉ ra một công việc khác trong hồ sơ xin việc của họ – công việc mà họ chỉ có ít nhất 30% năng lực. Yêu cầu ứng viên kể về cách mà họ tự học hỏi như thế nào, những lỗi lầm mà họ đã từng mắc phải, những hi sinh mà họ đã từng chịu đựng, và những nỗ lực nào để có thể đi đến thành công. Họ có lãng phí cơ hội để phát triển năng lực bản thân không? Họ có bị mất nhiều thời gian không? Đó chính là những dấu hiệu chứng tỏ những ứng viên phù hợp với vị trí bạn đang mong muốn tìm kiếm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét