Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

Tiền lương tháng 13, thưởng Tết trong tiếng Anh gọi là gì?

Nhân chủ đề về tiền lương tháng 13, tiền thưởng Tết đang được nhiều bạn đọc quan tâm, chúng ta cùng tìm hiểu cách gọi trong tiếng Anh của những cụm từ này là gì nhé!

Phải làm sao khi ứng viên đã chấp nhận làm việc nhưng lại hủy vào phút chót.

1. Tiền lương tiếng Anh gọi là gì?

- Salary /ˈsæl.ər.i/: đây là khoản tiền lương trả định kỳ - thường theo tháng, đựơc quy định trong hợp đồng lao động.
- Pay /peɪ/ là khoản tiền được trả khi làm việc, lương nói chung.
- Wage /weɪdʒ/ là khoản tiền thuê thường trả theo tuần, đặc biệt là cho những công việc làm thuê phổ thông, không cần qua bằng cấp.
- Allowance /əˈlaʊ.əns/ trợ cấp, phụ phí, phụ cấp chi trả cho một mục đích riêng. Ngoài ra, "allowance" còn được dùng để chỉ khoản tiền tiêu vặt bố mẹ thường cho con mình. 
- Gross pay /ɡrəʊs pei/ = salary + tax : Lương trước thuế 
- Net pay: Lương sau thuế 
Xem những từ tiếng Anh thông dụng về lương thưởng như thế nào bạn nhé!

2. Tiền phụ cấp tiếng Anh gọi là gì?

- Meal allowance: Phụ cấp ăn trưa 
- Petrol allowance: Phụ cấp xăng xe 
- Travel allowance: Phụ cấp đi lại 
- Telephone allowance: Phụ cấp điện thoại 

3. Tiền tăng ca, ngoài giờ trong tiếng Anh:

- Overtime pay /ˈəʊ.və.taɪm/: tiền làm ngoài giờ.

4. Các khoản tiền khi nghỉ việc trong tiếng Anh

- Pension /ˈpen.ʃən/: : lương hưu.
- Severance (pay) /ˈsev.ər.əns/: trợ cấp thôi việc

5. Các khoản thưởng, hoa hồng ngoài lương

- Commission /kəˈmɪʃ.ən/ tiền hoa hồng, tiền phần trăm doanh thu bán hàng.
- Bonus /ˈbəʊ.nəs/ tiền thưỏng vì làm việc tốt, giúp công ty đạt lợi nhuận. 
- Annual Promotion Amount: /ˈænjuəl prəˈməʊʃn əˈmaʊnt/: Số tiền tăng lương hằng năm cũng có thể hiểu là trợ cấp thâm niên.
- Golden handshake /ˈɡəʊldən ˈhændʃeɪk / : Khoản tiền lớn trao cho nhân viên khi nghỉ việc vì cống hiến lớn, làm việc lâu cho công ty.
- Unemployment benefit=unemployment conpensation: Trợ cấp thất nghiệp.
- December bonus : Tiền lương tháng 13.
- Attendance bonus: Thưởng chuyên cần.

6. Các khoản tiền khác trong tiếng Anh

- Trdiness reduction: /ˈtɑːdinəsrɪˈdʌkʃn/: Trừ vì đi muộn 
- Claim/kleɪm/ : Tiền hoàn trả sau khi bạn đã ứng trước cho công ty (tạm ứng công tác,..) hay số tiền mà công ty có trách nhiệm trả (tiền Viện phí,...).
- Encashment/ɪnˈkæʃmənt/: đổi lấy tiền mặt. Ví dụ một số công ty cho phép nếu nhân viên không dùng hết ngày phép năm thì có thể uy đổi ra tiền.
Trên đây là tổng hợp cách gọi trong tiếng Anh của một số khoảng lương, thưởng Tết thường gặp. Các bạn cũng có thể tham khảo thêm những thông tin khác đang được người lao động quan tâm tại iJobs.vn bạn nhé!

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Tiền lương thưởng tháng 13 có đóng thuế Thu nhập cá nhân hay không?

Tiền lương tháng 13 là một chủ đề được quan tâm vào mỗi dịp cuối năm. Cùng tìm hiểu những quy định hiện nay về chủ đề này nhé!

* Những yếu tố làm giảm năng suất làm việc của dân văn phòng
* Phải làm sao khi ứng viên đã chấp nhận làm việc nhưng lại hủy vào phút chót.

1. Lương tháng 13 có bắt buộc không?

Bộ Luật Lao Động 2012 không quy định về lương tháng 13 mà chỉ có khái niệm về tiền thưởng. Theo đó, Doanh nghiệp sẽ tùy vào tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Đang thử việc có được tính lương tháng 13 không?

Quy định lương tháng 13 chỉ dành cho người lao động đã hoàn thành thử việc và trở thành nhân viên chính thức của doanh nghiệp thông qua kí kết hợp đồng có thời hạn hoặc không xác định thời hạn.

Giai đoạn cuối năm, người lao động đặc biệt quan tâm đến vấn đề lương thưởng tháng 13.

3. Cách tính tiền lương tháng 13 như thế nào?

Nếu người lao động đáp ứng được các tiêu chí về lương thưởng tháng 13 của doanh nghiệp thì cách tính như sau:
- Nhân sự làm đủ 12 tháng thì sẽ nhận được hưởng lương tháng 13 bằng 1 tháng lương.
- Nhân sự làm chưa đủ 12 tháng thì sẽ tính theo thời gian đóng góp của nhân sự đó.

4. Tiền lương tháng 13 có chịu thuế Thu nhập cá nhân không?

Nhiều người lao động thắc mắc tiền lương tháng 13 có chịu thuế TNCN không thì đây là câu trả lời: Theo Khoản 103, Bộ luật Lao Động 2012, tiền lương tháng 13 được xem như một khoản tiền thưởng của người lao động. Theo đó, tiền lương tháng 13 này sẽ được tính thuế TNCN và thời điểm tính thuế sẽ vào tháng nhận lương tháng 13 nói trên.

Đón đọc thêm các quy định dành cho người lao động TẠI ĐÂY

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Những yếu tố làm giảm năng suất làm việc của dân văn phòng

Những nguyên nhân nào làm giảm năng suất làm việc​?

Những yếu tố nào khiến bạn làm giảm năng suất làm việc. Và đâu là phương pháp thích hợp để cải thiện và làm cho công việc trở nên hiệu quả hơn. Cùng  tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang mong muốn giải quyết đống công việc nhưng bạn làm việc chỉ hai đến ba giờ thôi là bạn thấy đầu óc không thể làm việc được. Đây là tình trạng phổ biến của nhiều người. Vậy đâu là những nguyên nhân gây ra tình trạng đó?

1. Ăn không đúng

Các thực phẩm sẽ làm giảm khả năng làm việc như:  các món mì, khoai tây nghiền,bánh mì trắng, bánh nướng và trà. Các thực phẩm này có thể làm tăng thêm sức lực cho chúng ta trong thời gian đầu nhưng sau đó chúng sẽ gây hiệu ứng ngược. Vị ngọt làm thay đổi đột ngột insulin trong cơ thể, dẫn đến trạng thái buồn ngủ, và sau một khoảng thời gian bạn lại muốn ăn tiếp.

Không nên uống các loại nước tăng lực, nước có ga. Ngoài ra, bạn cần chú ý tới lượng muối trong bữa ăn. Hãy từ chối các loại thực phẩm quá nhiều muối như sushi, bim bim, các loại nước sốt…

Cải thiện:

Để nâng cao tâm trạng và khả năng làm việc, bạn cần ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D, thường có trong các loại cá béo, gan cá, lòng đỏ trứng, bơ (nhưng không nên ăn nhiều). Cũng như cần sự trợ giúp của các thực phẩm giàu omega 3, có trong cá béo, omega 6 và omega 9 trong các loại hạt (với một lượng nhỏ) và các loại ngũ cốc chuẩn. Ngũ cốc chuẩn có nghĩa là các loại ít qua chế biến công nghiệp nhất hoặc hầu như không qua chế biến, như gạo lứt, yến mạch…

2. Đồng nghiệp làm ảnh hưởng không gian của riêng bạn

Không phải ai cũng có không gian làm việc của riêng mình, thậm chí là chiếc bàn làm việc. Chỗ ngồi ở nơi làm việc thường rất chật. Khi khoảng cách bị thu hẹp thì mức độ căng thẳng cũng gia tăng.
Chúng ta sẽ thấy rõ điều này ở nơi phải xếp hàng hay trên các phương tiện giao thông công cộng.

Cải thiện:
Bàn đồng nghiệp cần cách chỗ làm việc của bạn tối thiểu một khoảng cách 02 bước chân bạn, xa hơn thì càng tốt, nhưng không ít hơn.

3. Không đủ lượng không khí sạch trong phòng làm việc

Khả năng làm việc bắt đầu giảm sau 02 – 03 giờ, trong đó các triệu chứng không đủ oxy không rõ ràng lắm, nhưng sự tăng khí carbonic sẽ kích thích chúng ta thở gấp hơn. Thông gió thường xuyên cũng chính là biện pháp tốt

4.  Ngồi nhiều

Dân văn phòng thường ngồi rất lâu trước màn hình máy tính. Tư thế bất động và cúi đầu, tư thế này làm căng mạnh các cơ và làm chậm tuần hoàn máu trong cơ thể. Vì thế quá trình trao đổi chất trong các tế bào diễn ra không mạnh mẽ như bình thường, dẫn đến các sản phẩm của quá trình trao đổi chất không được bài tiết nhanh nữa. Não sẽ nhận được ít dinh dưỡng hơn. Đôi mắt phải chịu sự căng thẳng. Trong thời gian làm việc trước màn hình máy vi tính não tiếp nhận tích cực các thông tin, đòi hỏi một lượng lớn năng lượng.

Cải thiện:

Giảm thiểu tối đa những tác hại của chúng. Bạn nên nhớ rằng, ở trường học các thầy cô giáo thường bắt chúng ta phải đứng lên, ngồi xuống trong giờ học. Điều này cũng cần thiết cho cả người lớn chúng ta. Trong ngày làm việc cứ mỗi 45 phút bạn hãy đứng lên đi dạo bộ, căng giãn cơ bắp. Hãy tập cho mắt: Cứ 20 phút lại nhìn những vật ở xa trong tối thiểu 20 giây. Thay đổi các loại hình hoạt động, ngồi một chỗ và đứng lên đi lại. Kết thúc một ngày làm việc bạn cần đi dạo bộ ít nhất 40 phút. Trong thời gian đi bộ bạn nên tự xoa bóp, điều này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng sau một ngày làm việc. Điều quan trọng nhất là bạn cần phải thực hiện những việc đơn giản này hàng ngày. Đó là việc bắt buộc hàng ngày để chúng ta có sức khỏe tốt, phòng tránh mệt mỏi.

5. Vừa làm việc vừa nghe nhạc

Một số người có thói quen vừa làm việc vừa nghe nhạc, nhưng thói quen này không phải lúc nào cũng tốt. Âm nhạc làm cho chúng ta suy nghĩ thiếu logic. Khi đó chúng ta dễ mắc lỗi, vì vậy làm giảm khả năng làm việc.

Cải thiện:

Nếu công việc của bạn không đòi hỏi sáng tạo, âm nhạc sẽ có tác dụng tốt. Nhưng nếu công việc cần phải sáng tạo, tốt nhất bạn nên dừng nghe nhạc trong lúc làm việc. Não của chúng ta không thể cùng một lúc vừa nghe nhạc vừa suy nghĩ logic, sáng tạo.

6. Ánh sáng lạnh trong phòng làm việc

Thông thường ánh sáng mặt trời sẽ khiến chúng ta thoải mái hơn bởi vì phần lớn chúng ta đã quen với ánh sáng đó. Nhưng ở văn phòng các công ty thường dùng ánh sáng lạnh, các nhà lãnh đạo cho rằng ánh sáng lạnh giúp cộng sự của mình tập trung làm việc hơn, đoàn kết hơn và không xao nhãng công việc. Tuy nhiên ánh sáng lạnh làm con người nhanh mệt mỏi.

Cải thiện:
Ánh sáng ấm thuận tiện và an toàn hơn, nó tạo cảm giác ấm áp và thư giãn, vì vậy tốt hơn hãy sử dụng ánh sáng ấm.

Xem thêm nhiều bài viết tại đây
#giamnangsuatlamviec
#tangnangsuatlamviec
#ijobsvn

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

Phải làm sao khi ứng viên đã chấp nhận làm việc nhưng lại hủy vào phút chót.


Làm gì để ngăn không cho ứng viên biến mất vào phút cuối dù đã chấp nhận lời mời làm việc. Thỉnh thoảng, sẽ có một vài ứng viên mất hút vào những phút cuối. Đây là cách giúp bạn giữ chân được những người mà mình đã tốn rất nhiều công sức để tuyển dụng.



“Thị trường nhân sự ngày nay đang có rất nhiều cơ hội khiến cho mọi người vô cùng thích thú và họ dường như đang đắm chìm với những thú vui theo đuổi đó.
Tuy nhiên, khi nói đến việc này, có rất nhiều nhân tố ngăn không cho đến công ty vào ngày đầu tiên của mình. Theo nghiên cứu từ Robert Half, thông thường, có ba nguyên do khiến cho ứng viên không “mặn mà” với một công việc dù còn chưa bắt đầu:

44% đã nhận được một lời đề nghị làm việc tốt hơn tại một công ty khác
27% nhận được lời đề nghị làm việc lại từ chính công ty hiện tại
19% đã nghe ngóng được một vài tin xấu từ công ty mà mình vừa trúng tuyển
Vì thế, công ty bạn cần là gì để tranh rơi vào những trường hợp như vậy. Mặc dù không có sự chắc chắn nào cả nhưng một vài hành động sẽ giúp bạn bớt những khả năng ứng viên không đến nhận việc ngày đầu tiên.

Theo McDonald, những cuộc khảo sát thăm dò ý kiến hoặc dùng các kỹ thuật lấy lời nhận xét từ nhân viên để giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện làm việc tại công ty mình là điều cực kì quan trọng. Nếu văn hóa công ty bạn không đủ lành mạnh hay tinh thần của nhân viên không tốt, đó có thể là những thứ mà các ứng viên nghe ngóng được.

Việc nghiên cứu về thương hiệu nhà tuyển dụng và tìm ra chủ đề mà mọi người đang nói với nhau là một điều rất dễ dàng. Những trang đánh giá như Glassdoor hay PayScale cùng với nhiều trang mạng xã hội khác là nơi để mọi người biết về tình trạng làm việc của các nhân viên cũ hay hiện tại của công ty là như thế nào.

 Luôn giữ liên lạc và kết nối với ứng viên của mình

Crossman luôn khuyến khích đội ngũ nhân sự của ông xây dựng tốt mối quan hệ và giữ liên lạc với các ứng viên, để đảm bảo rằng họ vẫn còn thích thú với vị trí mình đã ứng tuyển. Đó là một bước đi thông minh, theo Brian Kropp – Phó chủ tịch công ty nghiên cứu Thực Hành Nhân Sự Gartner.

Ông đề xuất nhân sự liên lạc thường xuyên trong quá trình tuyển dụng, phỏng vấn và đào tạo nhân sự. Tuy nhiên, ông cho rằng quá trình này kéo dài từ những vòng phỏng vấn đầu tiên cho đến khi ứng viên chấp nhận offer công việc thôi chưa đủ, khoảng thời gian quan trọng nhất để duy trì sự tương tác, kết nối giữa họ với công ty là khoảng thời gian giữa lời đề nghị làm việc và ngày đầu tiên đi làm của ứng viên. Và việc này thì có thể mất đến vài tuần đấy.

Làm gì để ngăn không cho ứng viên biến mất vào phút cuối dù đã chấp nhận lời mời làm việc
Những tương tác và kết nối giữa ứng viên và công ty trong khoảng thời gian sau khi nhận lời để nghị làm việc và ngày làm việc đầu tiên hơn nữa lại là mốc thời gian quyết định cả hiệu suất làm việc của một nhân viên trong suốt năm làm việc đầu tiên của họ. Điều này được lí giải bởi hai lí do then chốt sau:

Thứ nhất, nhân viên sẽ bắt đầu những ngày làm việc đầu tiên dễ dàng và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới hơn nếu họ được nhận và có thời gian tìm hiểu trước những thông tin về đồng nghiệp, cách thức làm việc. Nhiều công ty còn mời nhân viên mới của mình đến các sự kiện của công ty trước ngày làm việc đầu tiên.

Hơn nữa, bằng cách này, các ứng viên sẽ có thêm nhiều thông tin và các mối quan hệ họ cần để có thể làm việc năng suất hơn – mà tất cả những điều này sẽ góp phần tăng sự tận tụy và giữ chân nhân viên của bạn tốt hơn, theo Kropp.

Thêm vào đó, bạn sẽ biết thêm về cách đề nghị nhân viên làm lại ở công ty mình, và là một cơ hội tốt để bạn có thể thương lượng với họ. Kropp cho biết, “nếu không thật sự chú trọng vào khoảng thời gian giữa việc đưa ra lời mời, sự chấp nhận làm việc và ngày bắt đầu công việc – đặc biệt là trong thời kì khan hiếm nhân lực ngày nay – thì các công ty đang tự đưa chính mình vào các mối rủi ro cao, với nguồn nhân sự kém hiệu quả và cả hiện tượng “bay màu” ứng viên nữa như hiện giờ nữa”.

Đưa ra mức lương hợp lí

Ngày nay, các công ty đang cố gắng hết sức để có thể giữ chân nhân tài, vì thế những lời mời nhân viên làm việc lại là hết sức bình thường. Để làm giảm tình trạng đề nghị làm việc lại trong quá trình tuyển dụng, hãy đảm bảo công ty của mình có một mức lương phù hợp nhất khi mới bắt đầu. Khảo sát tiền lương chính là bước đi đúng hướng. Thường xuyên điều chỉnh mức lương chính là công cụ giúp bạn cạnh tranh tốt trên thị trường, đồng thời góp phần giữ chân nhân tài, giúp họ không bị quá cám dỗ bởi những công ty khác có mức lương hậu hĩnh hơn.

Đưa ra những phúc lợi hấp dẫn, cạnh tranh

Tiền lương dĩ nhiên quan tọng nhưng chỉ quan trọng ở một mức độ nào đó nếu bạn muốn giữ chân người giỏi. Điều mà các ứng viên chọn lựa để làm không chỉ ở tiền lương, điều nhân viên cần chính là sự trưởng thành trong nghề nghiệp, phúc lợi hay cơ hội phát triển kĩ năng. Trong quá trình phỏng vấn hãy cho các ứng viên thấy được điều mà họ sẽ được học hỏi tại công ty, cho họ thấy được tương lai trước mắt với bạn. Cho ứng viên thấy bạn có thể cho họ những gì (cái mà những nhà tuyển dụng khác không có) chính là động lực mạnh mẽ nhất giúp họ quyết định gắn bó với công ty của bạn đấy.

 Xem thêm:

Hãy cẩn thận trong việc xem xét hồ sơ ứng viên

Vấn đề nhà ở, đi lại của các ứng viên cũng rất quan trọng. Nếu như các ứng viên nhà quá xa công ty có khả năng cao họ sẽ không xuất hiện trong ngày đầu tiên làm việc.

Giải pháp cho việc này đơn giản chỉ là không tuyển dụng những ai đến từ khu vực khác. Giải pháp tốt hơn chính là xem xét về vấn đề đi lại của các ứng viên – và đồng thời hỗ trợ cho họ các phương tiện di chuyển dễ dàng hơn để đến nơi làm việc.

Chú trọng đến thương hiệu, văn hóa, phú lợi cũng như giữ liên lạc tốt với các ứng viên cho đến khi họ xuất hiện làm việc tại công ty. Đó chính là chìa khóa giúp bạn ghi điểm và giữ nhân tài tốt cho công ty

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

Hành trang bắt đầu sự nghiệp cho sinh viên mới ra trường


Sinh viên mới ra trường là khoảng thời gian khó khăn nhất trên con đường sự nghiệp, khoảng thời gian mông lung về mọi thứ từ nghề nghiệp cho tới những dự định phù hợp.

Đây là quãng thời gian khiến chúng ta cảm thấy bối rối và lúng túng trước mọi việc nhiều nhất.
Tuy nhiên nhiều sinh viên cho rằng họ không cần biết mình phải làm gì với nghề nghiệp của mình khi rời khỏi giảng đường.  Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn trước khi bắt đầu sự nghiệp của mình.


Luôn học cách dung hòa cùng tổ chức của bạn

Công ty thường xuyên tổ chức các sự kiện hoặc các hoạt động nội bộ có nghĩa là ban lãnh đạo luôn quan tâm đến tinh thần đoàn kết của các nhân viên. Đây cũng là cơ hội để làm quen với mọi người và kết nối các thành viên trong công ty giúp cho tổ chức ngày càng lớn mạnh hơn.

Phát huy những tài năng vốn có trở nên thật độc đáo

Bạn có rất nhiều tài năng, nhưng quan trọng là bạn phải hiểu bạn có những điều gì đặc biệt. Một số người trôi dạt vào những vị trí khác khác nhau khi sử dụng tài năng của mình, và họ thường dừng việc đấu tranh khi có những người khác thực sự tài năng hay có thể làm những điều tương tự giống họ. Điều này là bởi vì tài năng thường liên quan đến năng lực, đó không phải là điều mà duy nhất bạn có, và nó chỉ có thể mang bạn xa đến thế mà thôi. Nhưng khi bạn thực sự tìm thấy tài năng của mình, bạn có thể định hướng tài năng đó để hỗ trợ con đường phát triển của bạn. Đó là khi bạn sáng tạo, đổi mới và thăng hoa trong sự nghiệp.
Khi bạn tập trung vào tài năng của mình cũng là khi bạn tự tạo ra tương lai của chính mình, trở thành một nhà sáng tạo thực sự.

Khám phá thế giới bên trong bạn 

Để khám phá bản thân, hầu hết mọi người sẽ tìm những hoạt động mà họ thích như chơi bóng đá, vẽ.  Mặc dù điều đó là tốt, nhưng đôi khi họ không phát hiện ra tất cả những gì ẩn sâu bên trong mình và tất cả những gì họ có thể trở thành. Và rất có thể thứ mà họ chưa khám phá ra lại chính là điều mà họ thực sự làm một cách rất tuyệt vời.

Và cũng nhờ việc hiểu rõ thế giới bên trong của mình, bạn có thể dễ dàng bắt đầu sự nghiệp và biết được công việc phù hợp với tính cách của mình. Nếu nhiệm vụ của công ty không làm cho bạn phấn khích, thì bạn có thể tìm thấy một vai trò tương tự trong một lĩnh vực khác. Miễn rằng, bản thân bạn biết được rằng mình đang cần phải làm gì và tương lai phía trước phải đi về đâu.

Luôn luôn học hỏi nâng cấp kiến thức của bản thân

Nếu bạn chưa tìm được công việc yêu thích thì hãy nhớ rằng vẫn có những bài học quý giá bạn có thể học trong khi đó. Bạn có thể sẽ gắn bó với mỗi công ty một thời gian, nhưng những giá trị kiến thức mà bạn tích lũy được sẽ trở thành vô giá với thời gian. Nếu bạn đã tìm được một công việc bạn yêu thích ngay thì hãy cố gắng theo đuổi nó nhé.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

Tuyển nhân viên thiếu năng lực một chút nhưng bù lại họ làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình


Tuyển nhân viên thiếu năng lực một chút nhưng bù lại họ làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình

Với mỗi công ty nhân viên chính là những người thúc đẩy cho sự thành công của doanh nghiệp. Đối với nhà quản lí nhiệm vụ quan trọng của họ, chính là tìm được nguồn nhân lực có thể đảm nhận tốt nhiệm vụ trong vai trò của mình.
Đây cũng chính là lí do khiến các công ty, các nhà tuyển dụng luôn phải dành ra rất nhiều thời gian và công sức để tuyển dụng và tìm kiếm thí sinh.

Xem thêm:


Trải nghiệm khi tuyển dụng ứng viên “còn thiếu điểm”


Công thức tuyển người có 70% năng lực + 30% nỗi sợ
Tại sao lại như vậy? Những ai sợ bị thất bại, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ và hăng say hơn nhiều so với những người khác. Họ chú ý đến những chi tiết nhỏ. Họ hòa hợp tốt với mọi người. Thậm chí, họ còn dành thời gian cuối tuần của mình để chuẩn bị cho các ngày làm việc mới, vì họ muốn chắc rằng, họ là những “chiến binh” tốt nhất trong cuộc chiến nghề nghiệp đầy cam go ấy.

Những nhân viên thiếu 30% năng lực sẽ không ngừng nghĩ về việc hoàn thiện các kĩ năng mình chưa đủ, và cống hiến hết sức lực cho sự thành công mà họ mong muốn. Bởi vì họ luôn có suy nghĩ rằng, cả thế giới đang dõi theo mình, nên họ rất cố gắng trong việc tự đánh giá bản thân xem mình đã tiến bộ như thế nào. Họ thường hay hỏi ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp hoặc thầy tư vấn của mình – và tất nhiên, họ rất coi trọng những lời nhận xét ấy. Họ là những người khiêm nhường và có thái độ làm việc tuyệt vời. Không như những đồng nghiệp đủ 100% năng lực, họ vẫn có những hoài nghi về bản thân mình, đó càng là động lực để họ thúc đẩy bản thân mình hơn bao giờ hết. Họ biết rằng, những kĩ năng giúp họ có được vị trí như ngày hôm nay, có thể sẽ không còn hữu ích cho ngày mai. Cho nên, họ sẽ không ngần ngại mà học hỏi thêm nhiều kĩ năng khác ngay từ những giây phút đầu tiên khi bắt tay vào công việc của mình.

Nếu một ai đó chỉ có 30% năng lực, hay thậm chí là 50%, họ sẽ thấy công việc đó khá là khó khăn. Mối quan hệ giữa quá trình học tập và tích lũy kinh nghiệm của họ chưa đủ nhiều khiến họ phải chật vật, từ đó trở nên nản lòng, và dần mất đi sự tự tin cũng như lòng ủng hộ của bạn bè đồng nghiệp. Trong thực tế, đó là những người muốn vươn tầm với ra xa hơn, nhưng đôi khi lại quá xa so với điểm giới hạn của họ.

Làm thế nào để tìm được người “thiếu năng lực” phù hợp nhất?

Vậy làm thế nào để biết được ứng viên phù hợp với vị trí còn trống, làm thế nào để chọn được những ứng viên có tư duy cầu tiến? Không phải ai cũng đột nhiên muốn vượt xa hơn tầm của họ. Chính những người với tư duy cầu tiến sẽ biết tìm kiếm cơ hội để nâng cao bản thân trong mỗi khía cạnh cuộc sống của họ.

Hãy yêu cầu các ứng viên chỉ ra một công việc khác trong hồ sơ xin việc của họ – công việc mà họ chỉ có ít nhất 30% năng lực. Yêu cầu ứng viên kể về cách mà họ tự học hỏi như thế nào, những lỗi lầm mà họ đã từng mắc phải, những hi sinh mà họ đã từng chịu đựng, và những nỗ lực nào để có thể đi đến thành công. Họ có lãng phí cơ hội để phát triển năng lực bản thân không? Họ có bị mất nhiều thời gian không? Đó chính là những dấu hiệu chứng tỏ những ứng viên phù hợp với vị trí bạn đang mong muốn tìm kiếm.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

Những câu trả lời " Ghi điểm" khi bạn là người nhảy việc quá nhiều



Có thể bạn quan tâm:

Những ứng viên có "tiền sử" nhảy việc nhiều lần và lo lắng nhà tuyển dụng sẽ thăm dò lý do đổi việc của bạn? Dưới đây là những cách giúp bạn “nói giảm nói tránh” tích cực hơn trước những nguyên nhân khiến bạn nhảy việc nhiều lần:

1. Mức lương thấp và không phù hợp

Không nên đưa ra nguyên nhân là mức lương ở những công ty cũ tương đối thấp hoặc không phù hợp với năng lực của bạn. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá ngay khả năng cũng như mức độ yêu cầu bạn dành cho công việc. Nhà tuyển dụng còn sẽ e ngại nếu như bạn làm việc chỉ vì tiền.

Trong tình huống này, bạn nên cố gắng hướng câu trả lời liên quan đến việc phát triển sự nghiệp cá nhân. Đầu tiên, hãy liệt kê nhanh những kinh nghiệm hoặc thành tích bạn có ở các công ty cũ để chứng tỏ năng lực thực tế của bạn. Cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã định hướng một con đường tương lai cho sự nghiệp như thế nào, và việc có được một vị trí ở công ty mới này sẽ quyết định đến kế hoạch của bạn ra sao.

2. Bạn chán công việc cũ 

Bạn không nên kể lể, than phiền hay bất mãn với công việc cũ. Than phiền vì bản thân không làm những công việc đúng với chuyên môn hay bất mãn với những gì bạn làm ở công ty trước rất dễ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người “cả thèm chóng chán”, hoặc đứng núi này trông núi nọ. Do đó, dù thực tế bạn có bất mãn bao nhiêu với công việc cũ, đừng bao giờ dành cả giờ đồng hồ để “tố” công ty cũ trước mặt nhà tuyển dụng.

Bạn có thể chia sẻ những thế mạnh hoặc khả năng phát triển của bạn phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển và bày tỏ nguyện vọng của bản thân và cho nhà tuyển dụng biết bạn khao khát học được gì và cống hiến những gì cho công ty.

3. Môi trường khó hòa đồng

Nhà tuyển dụng luôn quan tâm đến khả năng làm việc nhóm của bạn. Vì vậy, đừng dại dột mà khai với nhà tuyển dụng rằng bạn không thể hòa nhập được với môi trường làm việc cũ. Dù đồng nghiệp khó tính, kém thân thiện hay có phong cách làm việc đối lập với bạn, bạn cũng cần tránh “kể xấu” đồng nghiệp hoặc than phiền về văn hóa công ty cũ. Nhà tuyển dụng sẽ gạch tên bạn ngay nếu như bạn không có khả năng chủ động làm quen và thích ứng với mọi môi trường làm việc.

Bạn có thể nói giảm nói tránh bằng cách bày tỏ về phong cách làm việc hoặc cá tính của bạn, nhấn mạnh vào khả năng thích nghi và chủ động hòa nhập ở bạn. Tuy nhiên, hãy trình bày thẳng thắn rằng văn hóa công ty cũ không thật sự phù hợp để bạn phát triển lâu dài. Tìm kiếm một môi trường năng động và hòa hợp với bạn hơn như công ty đang phỏng vấn chính là lựa chọn tốt nhất giúp bạn bộc lộ tiềm năng của mình.

4. Cấp trên không hòa hợp với bạn

“Sống chung” với sếp dường như không phải lúc nào cũng là chuyện dễ dàng. Việc “nói xấu” cấp trên là điều không nên trong bất kì buổi phỏng vấn nào, đặc biệt là khi người phỏng vấn bạn sẽ là lãnh đạo làm việc trực tiếp với bạn sau này. Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn có khả năng thích ứng kém, thích kể lể và thậm chí biết đâu, nếu như sau này bạn rời đi, liệu người tiếp theo trong sổ đen của bạn có phải là họ?

Bạn có thể nói rằng bạn và cấp trên có quan điểm khác biệt trong công việc và điều này ảnh hưởng đến tiến độ của công việc. Đặc biệt, quan điểm của bạn lại đang phù hợp với tầm nhìn của công ty mà bạn đang phỏng vấn. Cuối cùng, hãy chốt lại bằng những lời nhận xét tích cực về công ty cũ, thậm chí là những điểm tốt bạn học hỏi được từ cấp trên trước đây.

5. Bạn không có cơ hội thăng tiến

Một chiếc bẫy mà bạn dễ dàng mắc phải khác đó là trực tiếp đề cập tới việc bạn không thăng tiến được ở công ty cũ nên muốn tìm kiếm cơ hội thăng tiến ở những môi trường mới. Nếu không khéo léo, có thể bạn sẽ vô tình “kể tội” công ty cũ, hoặc khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về năng lực làm việc mà bạn đang có.

Hãy thành thật bày tỏ rằng bạn mong muốn phá vỡ những giới hạn của bản thân để phát huy hết khả năng của mình, điều mà bạn chưa có cơ hội làm được ở những công ty cũ. Sau đó, thể hiện nguyện vọng muốn được chinh phục công việc hiện tại bằng những kỹ năng của bạn để thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng.

Mặc dù yếu tố trung thực và thẳng thắn luôn là điều quan trọng nhất khi tham gia phỏng vấn nhưng cách bạn trình bày vấn đề phải cần được trau chuốt một cách khéo léo, lịch sự. Hãy cố gắng đưa ra mọi câu trả lời một cách tích cực và khách quan nhất, hạn chế những phán xét mang tính chất chủ quan hoặc phê phán cá nhân. Quá khứ nhảy việc của bạn có thể được khép lại để bước sang một trang mới tươi sáng, lâu dài hơn. Vì vậy, đừng quá bận tâm hoặc đặt nặng chuyện cũ để rồi đánh mất cơ hội phía trước!

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Giới thiệu bản thân là việc đơn giản nhất trong các cuộc phỏng vấn. Đây là việc đầu tiên các bạn ứng viên phải làm.

Qua quá trình phỏng vấn rất nhiều ứng viên làm tốt phần giới thiệu bản thân, bên cạnh đó rất nhiều bạn lúng túng, chưa thật sự tự tin và đặc biệt, nhiều bạn không biết nên giới thiệu dài hay ngắn, không biết truyền đạt đầy đủ thông tin để gây được ấn tượng tốt với Nhà tuyển dụng? Để chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn. Bạn nên thảm khảo bài viết dưới đây:



Một bài giới thiệu bản thân đầy đủ. Bạn nên có những nội dung sau:

Cảm ơn NTD đã tạo cơ hội được phỏng vấn: Điều này giúp bạn thể hiện một thái độ cầu thị & tạo cho NTD một tâm lý thoải mái trước khi nghe bạn nói.
Giới thiệu đầy đủ Họ tên: Điều này giúp cho NTD biết được đang nói chuyện với ai (mặc dù họ đã có CV ở trước mặt) và cũng là một hành động tự tôn trọng bản thân của chính ứng viên
Năm sinh: Mục đích nhắc lại để tiện xưng hô…
Đã tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành gì
Giới thiệu về các kinh nghiệm làm việc trong quá khứ hoặc các hoạt động đoàn thể lớn đã tham gia Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm, hãy chọn lọc và nhấn mạnh kinh nghiệm nào phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển (tìm hiểu kỹ yêu cầu của Nhà tuyển dụng & chuẩn bị trước phần này), tránh giới thiệu lan man, dài dòng.
Với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc thì đối với các vị ứng tuyển đòi hỏi sự năng động, bạn nên điểm qua một số hoạt động để chứng minh mình là người có tính cách phù hợp với vị trí ứng tuyển (VD: tham gia hoạt động tình nguyện, đoàn thể, đi làm thêm, tập kinh doanh, tự doanh….). Không nên để trống phần này khi giới thiệu bản thân.

Sở trường, điểm mạnh điểm yếu phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm, NTD có xu hướng nhìn vào sở trường, điểm mạng điểm yếu để đánh giá tính cách có phù hợp với công việc không, vì vậy sinh viên mới ra trường thì nên tận dụng giới thiệu phần này)
Mong muốn gì? Bạn nên nói ra mong muốn của bạn một cách khéo léo

Nhắc lại lời cảm ơn để kết thúc phần giới thiệu. Nhiều bạn giới thiệu xong là lặng im, không có hành động gì chứng tỏ mình đã ngắt phần giới thiệu. Điều này đôi khi gây ra sự lúng túng cho cả 2 bên và tất nhiên, với cương vị là ứng viên thì bạn sẽ là người bị đánh giá và phần thiệt thòi thuộc về bạn.
Giữ vững phong thái phù hợp khi giới thiệu & trả lời phỏng vấn

Ánh mắt: Một ánh mắt có sắc thái, nhanh nhẹn là cái mất kỳ NTD nào cũng mong muốn, bạn nên có nó trong cuộc phỏng vấn (trước khi đi phỏng vấn nên ngủ sớm, hạn chế để mắt mệt mỏi). Trong quá trình giới thiệu bản thân nói riêng và phỏng vấn nói chung, nên nhìn bao quát tất cả NTD chứ không nên chỉ chăm chăm nhìn vào người ngồi giữa hoặc người hỏi.

Nụ cười: Dù bạn phỏng vấn vị trí gì thì một nụ cười nhẹ nhàng cũng sẽ giúp cho buổi phỏng vấn thêm nhẹ nhàng, dễ gần và hứng khởi. Vì thế đừng tiết kiệm chúng cũng không nên quá đà.

Thái độ: Thái độ là một phạm trù khó đo lường. Tuy nhiên, với một vị trí Nhân viên thì Thái độ cầu thị là điều cần thiết. Nó sẽ giúp bạn thuận lợi hơn nếu có vấp váp và sẽ hạn chế cảm giác đang đối đầu cùng NTD.

Nên hay không nên tuyển những ứng viên hay nhảy việc

Nên hay không nên tuyển người hay nhảy việc

Đã có không ít doanh nghiệp từng gánh chịu ảnh hưởng xấu và cũng không thiếu các nhà quản lý nhân sự phải buồn bực, mệt mỏi vì nhân viên mình cứ dứt áo ra đi ngay khi chỗ ngồi của họ còn chưa kịp nóng. Liệu đây có phải lý do khiến chúng ta từ chối tuyển chọn một người tài năng vào tổ chức, chỉ vì anh ta hay “bay nhảy”?. Rất nhiều chuyên gia tuyển dụng và các quan điểm về quản lý nguồn nhân lực trong thời hiện đại đã chỉ ra rằng đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Nguyên nhân khiến họ nhảy việc thường xuyên?


Nguyên nhân khiến ứng viên hay nhảy việc?

 Không ai nghỉ việc chỉ vì thói quen. Người ta thường chấm dứt hợp đồng lao động phần lớn vì những lý do như: công việc quá nhàm chán hoặc bị vắt kiệt sức lực; không thể cải thiện bản thân và thăng tiến nghề nghiệp; lương thưởng chưa tương xứng, sự đóng góp và kết quả làm việc không được thừa nhận; môi trường và văn hóa doanh nghiệp không lành mạnh… Đôi khi, nhân viên sẽ chuyển hướng công việc vì có một thử thách mới thú vị và nhiều tiềm năng hơn xuất hiện.

Sẽ chẳng có ứng viên nào nói họ nghỉ việc do trước nay họ thường hay nhảy việc. Vậy, các nhà quản lý và chuyên viên nhân sự nên tự vấn lại “sức hấp dẫn” của mình trước tiên thay vì suy nghĩ “anh ta lại bỏ đi như trong quá khứ”. Và thế thì cũng đừng lo ngại gì nếu bạn đang cầm trên tay hồ sơ của một ứng viên từng làm qua nhiều vị trí công việc nhé!

Lý do thứ 2, không có gì phù hợp và ổn định mãi mãi. Ngay cả bản thân bạn, nhà tuyển dụng, ít nhất cũng phải có dăm lần thay đổi khi thời điểm đến, thế sao cứ đòi hỏi sự gắn bó lâu dài?Thời gian dài hay ngắn không phải là thước đo hiệu quả hay sự phù hợp. Hãy tìm xem trong suốt 10 năm đó, anh ta đã tạo ra thành tích gì nổi bật hay cũng chỉ là những buổi sáng chiều đến công sở điểm danh. Quan điểm tuyển dụng hiện đại đánh giá cao năng lực phù hợp với công việc hơn là sự gắn bó hời hợt, một nhân viên giỏi làm trong thời gian ngắn đôi khi tạo ra hiệu quả lớn hơn nhiều người khác cộng lại. Đừng đánh mất ứng viên tiềm năng chỉ vì họ thường hay nhảy việc nhé.

Những thế mạnh và lợi ích khi tuyển dụng người hay nhảy việc:


1. Người nhảy việc sở hữu sẵn nhiều bộ kỹ năng và có khả năng học hỏi những điều mới một cách nhanh nhạy, thế nên thời gian đào tạo và bàn giao công việc cho họ có thể sẽ diễn ra rất ngắn.

2. Họ thực sự có kinh nghiệm trong việc nhìn nhận những điều tốt cùng các vấn đề còn vướng mắc tại các phòng ban và của cả công ty.

3. Người nhảy việc không run sợ khi bị rơi vào các tình huống mới và họ luôn chủ động làm quen với môi trường xung quanh mình.

4. Họ đã từng làm việc với rất nhiều người khác nhau với những phong cách giao tiếp, niềm tin và thói quen thực sự khác biệt.

5. Người nhảy việc tích luỹ nhiều kinh nghiệm phong phú và đã học hỏi được những cách thức xử lý vấn đề cực kỳ thông minh và khéo léo từ quá trình đảm nhiệm những công việc trước đây.

Vì thế, nhắc lại một lần nữa để cùng nhau khẳng định điều này: “Đừng e ngại những nhân viên hay nhảy việc! Họ chính là một thông điệp cực kỳ mạnh mẽ và sẽ là người mang làn gió đổi mới từ bên ngoài bức tường vào cho công ty của bạn.”

Xem thêm: Nhảy việc thường xuyên có lợi hay có hại?