Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Mục tiêu nghề nghiệp ghi trong CV của bạn là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những thông tin mà bạn cần điền trong CV xin việc. Yếu tốt này ảnh hưởng rất lớn đến việc bạn có vượt qua “vòng lọc hồ sơ” và đi vào vòng phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng hay không.

* Những điều cần biết khi viết đơn xin việc bằng tay
Nhảy việc liên tục - Lợi và hại ra sao?
Câu hỏi phỏng vấn xin việc có khó? Xem ngay 15 mẫu câu thường gặp để chuẩn bị tốt nhất

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Thực ra chúng ta có rất nhiều cách để định nghĩa về mục tiêu nghề nghiệp ( Career Objectives). Hiểu một cách đơn giản nhất, mục tiêu nghề nghiệp chính là một vị trí công việc, một đích đến bạn mong muốn trong tương lai và lộ trình bạn vạch ra để thực hiện mục tiêu của mình. Qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ phần nào hiểu rõ hơn về bạn, về định hướng của bạn trong công việc và đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công ty để đưa ra kết luận bạn có vượt qua “bước đầu tiên” để đến với buổi phỏng vấn hay không.
Như vậy bạn đã nắm được mục tiêu nghề nghiệp là gì, trong mục tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày cho bạn cách viết mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn trong CV.


Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp?

Dù là người xin việc hay bất cứ ai trong cuộc sống thì mục tiêu cực kỳ quan trọng, chỉ khi có mục tiêu rõ ràng thì bạn mới dễ dàng đạt được nó trong tầm tay. Khi đi xin việc cũng vậy, nếu bạn có mục tiêu nghề nghiệp trong ngắn hạn, mục tiêu nghề nghiệp trong dài hạn rõ ràng, khoa học nhất thì con đường vươn tới nó sẽ dễ dàng hơn. 
Khi có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ biết mình nên làm gì và không nên làm gì để đạt được công việc đáng mơ ước đó. Khi được làm việc đúng với sở trường của mình thì bạn sẽ cống hiến được hết mình, dành toàn bộ năng lượng để làm việc mà không thấy mệt mỏi. Bạn phải nhớ rằng, mỗi ngày bạn đối diện với công việc từ sáng đến tối, nếu không yêu thích nó thì quả là ác mộng.
Đối với các công ty lớn, mức lương hậu hĩnh thì khẩu vị của họ cũng khắt khe hơn bao giờ hết. Họ luôn mong muốn ở ứng viên sự phù hợp với công việc đang ứng tuyển, chính vì vậy chỉ cần thông qua mục tiêu nghề nghiệp là họ có thể dễ dàng nhìn nhận được tính cách của bạn, liệu rằng bạn có phù hợp với công việc đang tuyển. Mặc khác, mục tiêu nghề nghiệp càng rõ ràng thì nhà tuyển dụng xác định được bạn có muốn gắn bó với công ty hay không và đương nhiên chẳng ai muốn thuê một người về để đào tạo rồi nhảy việc cả.

Khi nào cần viết mục tiêu nghề nghiệp?

Bạn cần viết mục tiêu nghề nghiệp khi muốn viết cv xin việc vào ngành nghề nào đó hoặc chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn xin việc.

Nhà tuyển dụng cần điều gì khi xem mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên

a. Bạn có phải là ứng viên phù hợp với công việc đang tuyển
Không gì thể hiện rõ sự phù hợp với công việc bằng mục tiêu nghề nghiệp của bạn cả. Khi bạn thể hiện được mục tiêu đang hướng đến, lý tưởng mình đang cố gắng thì tất cả bộc lộ rõ nhất về các khía cạnh tính cách, khía cạnh con người của ứng viên. Chỉ qua những chi tiết nhỏ này, nhà tuyển dụng sẽ nhanh ý đoán định được bạn có phù hợp với công việc không.
Không chỉ vậy, có những công việc cần người không quá tham vọng, cũng có những công việc cần sự xông pha, ứng viên cần có tầm nhìn lớn, ướng vọng lớn. Chính vì vậy, mục tiêu nghề nghiệp không phải lúc nào cũng cao xa hay phải được thăng chức, làm sếp… Phải tư duy xem công việc của bạn cần người như thế nào, từ đó đưa ra mục tiêu phù hợp với nó, chỉ có như vậy bạn mới dễ dàng lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng.

b. Bạn có gắn bó lâu dài với công ty không

Không một công ty nào muốn thuê một nhân viên về, sau một thời gian đào tạo đủ lông đủ cánh thì họ sẽ nhảy việc cả. Đây là một trong những điều cực kỳ tối kỵ vì không chỉ mất tiền đào tạo, tiền tuyển dụng mà họ còn mất cho bạn rất nhiều thời gian và chi phí khác nữa. Chính vì vậy, dù thế nào đi chăng nữa thì mục tiêu nghề nghiệp dài hạn và mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn cũng phải gắn liền với sự phát triển của công ty. Hãy bày tỏ nguyện vọng của mình được cống hiến, giúp công ty ngày càng phát triển.

c. Tính cách của bản như thế nào, có phải là một người bản lĩnh

Mỗi người có mục tiêu nghề nghiệp khác nhau, có những bạn chỉ cần sự ổn định, lương đủ sống nhưng cũng không ít người ham muốn thăng tiến, giàu có, kiếm được nhiều tiền… Mục tiêu nghề nghiệp chính là công cụ làm rõ nhất điều này. Nếu là một người có tham vọng, biết nhìn xa trông rộng thì đương nhiên mục tiêu của bạn cực kỳ khủng nhưng là sát thực tế chứ không phải ba hoa.
Nếu như bạn chỉ cần yên phận, lương đủ sống thì đương nhiên mục tiêu nghề nghiệp của bạn cũng chỉ xoay quanh hòa nhập với công ty, đóng góp nhiều cho công việc, cố gắng nhiều hơn nữa trong việc làm… Chính vì vậy, nếu đang muốn tìm một người bản lĩnh thì đương nhiên những bạn có mục tiêu nghề nghiệp an phận sẽ bị loại đầu tiên.

d. Bạn có phải là một người biết sắp xếp công việc khoa học

Nếu như bạn là người biết cách sắp xếp công việc khoa học thì tư duy cực kỳ rõ ràng. Bạn sẽ xác định được đúng đắn trong khoảng thời gian nhất định này, bạn có thể đạt được những gì và cần làm gì để đạt được nó. Chỉ khi bạn có thái độ làm việc tốt thì bạn mới có thể có tầm nhìn xa, xác định rõ luôn trong 5 năm tới, 10 năm tới bản thân sẽ đạt được những thành công gì.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Những điều cần biết khi viết đơn xin việc bằng tay

Đơn xin việc viết tay luôn là một trong những cách mà ứng viên có thể áp dụng để tạo những ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Vậy, cách viết như thế nào? Bố cục đơn xin việc, chọn màu mực ra sao để đơn xin việc của bạn thực sự ấn tượng nhất?

* Câu hỏi phỏng vấn xin việc có khó? Xem ngay 15 mẫu câu thường gặp để chuẩn bị tốt nhất

Tại sao lại nên viết đơn xin việc bằng tay?

Việc nhà tuyển dụng yêu cầu đơn xin việc viết tay là vì họ muốn kiểm chứng và loại bớt những hồ sơ không phù hợp. Thông qua đơn xin việc viết tay nhà tuyển dụng biết được: chữ viết, câu cú, cách trình bày, cách dẫn giải, thuyết phục. Từ đó có được những đánh giá sơ bộ về mức độ tiềm năng của ứng viên.

Chọn cách viết đơn xin việc bằng đánh máy thì có thể tải sẵn mẫu đơn trên mạng về điền hoặc tự gõ theo form và chỉ cần tập trung vào phần lý do ứng tuyển. Còn nếu bạn lựa chọn viết đơn xin việc bằng tay sẽ có thể sáng tạo, trình bày nhiều hơn.

Cách viết đơn xin việc bằng tay để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng

- Lựa chọn giấy A4 để viết đơn.
- Dùng một loại mực, một loại bút cho toàn bộ đơn xin việc.
- Dù không yêu cầu tuân theo form mẫu chuẩn, nhưng bạn vẫn phải trình bày, phân đoạn rõ ràng.
- Không viết tắt, không tẩy xóa, không gạch chân.



Lưu ý trước khi viết đơn xin việc

- Đọc kỹ các yêu cầu tuyển dụng.
- Tìm hiểu thông tin về công ty nơi bạn ứng tuyển.
- Hình dung trước các ý tưởng muốn trình bày trong đơn.
- Cập nhật lại sơ yếu lý lịch xin việc

Ưu và nhược điểm khi viết đơn xin việc bằng tay

1. Ưu điểm

Tuy nhiên, có một anh chàng tin rằng bản lý lịch viết tay vượt trội hơn sơ yếu lý lịch đã gõ. Một minh chứng từ blogger Nhật Bản có liên quan đến tuyển dụng đã nhận xét về giá trị của việc viết một bản lý lịch bằng tay, cả hai ứng cử viên và nhà tuyển dụng dường như đều bỏ qua.

2. Hạn chế

- Thiếu sự chuyên nghiệp.
- Có vẻ như bạn không quan tâm thật sự đến công việc.
- Điều này khiến người sử dụng lao động nghĩ rằng bạn không thể sử dụng máy tính.
- Các nhà tuyển dụng đã sử dụng hình thức trực tuyến và các ứng cử viên cảm thấy cần phải làm cho bản thân họ hấp dẫn hơn. Như vậy, những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm không thể được chứng minh thông qua một bản lý lịch bạn đã viết bằng tay, không chỉ vì nó cho thấy bạn không quan tâm đến công việc mà còn về kỹ năng bạn sở hữu.
- Chúng ta sống trong một thế giới internet. Các nhà tuyển dụng mong muốn bạn sở hữu ít nhất các kỹ năng máy tính cơ bản nhất. Bằng cách gửi một bản lý lịch viết tay, bạn chỉ nói rõ với họ rằng bạn không muốn thay đổi hoặc thích nghi với môi trường hiện đại và như vậy bạn sẽ gặp khó khăn trong việc làm việc tại công ty của họ. Điều này có nghĩa rằng các nhà tuyển dụng cũng sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho bạn cho đến khi bạn trở nên quen thuộc với việc sử dụng máy tính. Kết quả? Họ có lẽ sẽ thuê một người khác cho họ thấy anh ta có thể thực hiện công việc và trở thành một người thích hợp với văn hóa hiện đại.



Cách trình bày đơn xin việc

1. Đoạn mở đầu

Giới thiệu lý do của thư, giới thiệu về bạn và bị trí bạn muốn ứng tuyển. Bạn tìm thấy công việc này qua đâu hoặc có ai đó giới thiệu?

2. Đoạn giữa

Nêu bật một vài điểm nổi bật nhất của bạn.
Khơi dậy sự tò mò của người đọc bằng các điểm nhấn quan trọng về kinh nghiệm hoặc kỹ năng mà vị trí công việc đòi hỏi.
Thể hiện trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của bạn phù hợp với các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, giải thích những gì bạn có thể đóng góp cho công ty.

3. Đoạn kết

Lịch sự đưa ra yêu cầu một cuộc phỏng vấn từ nhà tuyển dụng.Lưu ý người đọc về tài liệu bổ sung được gửi kèm theo thư xin việc (hồ sơ năng lực, CV…)
Cảm ơn nhà tuyển dụng đã bỏ thời gian đọc thư và cho biết rằng bạn đang mong muốn nhận được hồi âm.
Ký tên
Ghi rõ ngày tháng làm đơn, ký và ghi rõ họ tên.

Nhảy việc liên tục - Lợi và hại ra sao?

Nhảy việc không phải là khái niệm xa lạ với những người trẻ hiện nay. Việc tìm kiếm đam mê, theo đuổi định hướng, mục đích lâu dài của bản thân khiến cho người trẻ không chuyên tâm vào công việc và không có ý định gắn bó lâu dài với công ty. Vậy, nhảy việc liên tục có lợi hay hại ra sao? Cùng xem chi tiết trong bài viết bên dưới.

Người lao động nhảy việc 7 lần giai đoạn tuổi đôi mươi

Đây là báo cáo của Pew Research với khảo sát là người lao động trọng giai đoạn tuổi đôi mươi (20 – 29). Theo thống kê thì người lao động trung bình nhảy việc 7 lần khi ở giai đoạn tuổi đôi mươi và có đến 60% người lao động đã từng nhảy việc ít nhất một lần.
Những người ở độ tuổi 40, rất nhiều người thừa nhận rằng nhảy việc quá nhanh khi họ còn trẻ làm chậm con đường sự nghiệp của họ trong hiện tại cũng như chẳng tích lũy được kinh nghiệm gì cho con đường sự nghiệp tương lai.

Nhảy việc liên tục được hay mất?

1. Bỏ lỡ mất nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và thăng tiến

Nhiều người chuyển việc vì muốn tìm kiếm sự mới mẻ. Nghề nghiệp của những năm 90 mở rộng từ các ngành chính như Giáo dục, Luật, Kế toán sang các lĩnh vực mới như Truyền thông, Tiếp thị, Internet. Nhiều sinh viên tốt nghiệp cho rằng việc có một công việc là điều bắt buộc. Họ muốn tìm một công việc phải thật mới mẻ, phải thật sáng tạo và có định hướng rõ ràng.
Vấn đề là, khi bạn bắt đầu một công việc mới thì nó hoàn toàn không mới mẻ nữa. Rồi bỗng một ngày, khi bạn thức dậỵ lúc 30 tuổi, bạn vẫn chỉ là một “lính mới tò te”. Mà trong thực tế, tầm tuổi này đáng lẽ bạn nên phải là người có trách nhiệm với những người khác.



2. Bạn bỏ lỡ cơ hội trong thực tại

Khi bạn còn trẻ, thường bạn luôn nghĩ về những điều sắp xảy ra, nhưng thường lại bỏ lỡ những gì đang diễn ra trong thực tại.

3. Bạn bỏ lỡ cơ hội có được công việc trong mơ

Khi phỏng vấn xin việc bạn có thể nói rằng mình cần phải khám phá xem bản thân mình muốn làm gì chứ không phải do bản thân chưa có định hướng. Nhưng việc hoàn thiện bản thân và việc lấp kín CV bằng những công việc không đem lại giá trị lại là 2 việc hoàn toàn khác nhau:
“Bạn có thể làm nhiều công việc khác nhau để có thêm nhiều kinh nghiệm không phải là điều xấu. Tuy nhiên hãy cố gắng đừng làm quá nhiều thứ trong một khoảng thời gian vì nó giới hạn sự lựa chọn của bạn. Rồi sẽ đến một ngày, bạn sẽ phải chịu hậu quả, trừ trường hợp bạn là người có tài năng thiên phú trong việc học những kỹ năng mới”.
Con người không chịu thất bại thì cũng khó có thể thành công. Bạn không cần hạn chế con đường sự nghiệp của mình quá sớm nhưng cần cố gắng tích lũy kỹ năng và niềm đam mê cho tương lai.



Xem thêm: Câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp

Khi nào nên nhảy việc?

Hãy nhảy việc khi bạn không học hỏi được điều gì bổ ích.
Đừng nhảy việc chỉ vì vài thứ bạn không thích.

Cách nhảy việc thông minh

- Nếu bạn nhảy việc thường xuyên thì cũng đừng chặt đứt đường trở về của mình. Bạn luôn cần sự đánh giá tốt của sếp và đồng nghiệp cũ về mình.
- Hãy để ý các bộ phận khác của công ty xem liệu có không gian cho bạn khám phá và phát triển không.
- Nếu bạn có 20 công việc thì cũng đừng viết hết vào CV, hãy chọn ra 5 công việc mang lại nhiều giá trị nhất.
- Đừng nghỉ việc khi chưa có công việc mới. Hãy nhờ chính công việc hiện tại để tìm ra những cơ hội mới. Cơ hội từ tất cả mọi người, khách hàng cũng như đồng nghiệp về những gì họ đang làm và cách họ đang thực hiện.

Tạm kết

Ngày nay mọi chuyện khác rồi, bạn có thể dễ dàng nghĩ rằng việc nhảy việc nhiều cũng chẳng ảnh hưởng đến ai. Tuy nhiên trước khi làm gì, hãy nghĩ về những điều bạn sẽ được và mất.

Câu hỏi phỏng vấn xin việc có khó? Xem ngay 15 mẫu câu thường gặp để chuẩn bị tốt nhất

Những câu hỏi phỏng vấn xin việc là yếu tố cực kỳ quan trọng trong các buổi phỏng vấn, giúp nhà tuyển dụng và ứng viên tìm hiểu về nhau cũng như mức độ phù hợp với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Dưới đây là tổng hợp 15 câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp mà bạn cần tham khảo.

15 câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp ở các ngành nghề

1. Giới thiệu về bản thân bạn?

Việc chia sẻ về bản thân là cơ hội để bạn giới thiệu bản thân mình với nhà tuyển dụng. Do đó, hãy chuẩn bị câu trả lời thật xúc tích và ấn tượng nhé!
Đầu tiên bạn cần có một mục giới thiệu bản thân ấn tượng, ngoài các thông tin cơ bản về tên, tuổi, địa chỉ, tình trạng hôn nhân, các ứng viên cần làm nổi bật sở trường và một số thành quả bạn đạt được trong các công việc trước đó. Đây là một trong tiêu chí quan trọng để người phỏng vấn đánh giá năng lực của ứng viên.
Các điều quan trọng của bản thân đảm bảo một số mục cơ bản sau:
- Họ và tên.
- Tóm tắt quá trình học tập và làm việc.
- Chuyên môn.
- Sở trường và sở thích.
- Tình trạng hôn nhân, thời gian dành cho công việc.
Bạn đã chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin việc làm như thế nào?

2. Kinh nghiệm của bạn trong công việc này?

Trả lời phỏng vấn câu hỏi này là nên chân thật, nó giống như bạn đang chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân, đừng cố nói những gì mình không biết, bạn sẽ không trả lời được nếu nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn về chuyên môn. Hãy nói những gì bạn được học hay những gì biết về công việc một cách ngắn gọn và đủ, cũng không nên kể chi tiết các công việc, quá dài dòng.công việc nay mới và bạn chưa có kình nghiệm thì hãy trả lời rằng bạn đang muốn theo đuổi công việc này và dành nhiều thời gian học học, phát triển kỹ năng, bạn đang mong muốn tìm được một công ty tốt để gắn bó và cống hiến lâu dài.

3. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Bạn cần phải xác định rõ định hướng nghề nghiệp của bạn là gì? Mục đích bạn muốn hướng tới là gì?
Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí công việc này nhưng mục tiêu nghề nghiệp lại không liên quan thì kết quả bạn đã biết, hãy đưa ra định hướng nghề nghiệp có liên quan tới công việc bạn muốn ứng tuyển cùng với lý do "Tôi muốn phát triển và hoàn thiện hơn các kỹ năng chuyên môn với công việc này, tôi xác định đây là công việc yêu thích và sẽ gắn bó với tôi lâu dài."

4. Các thành tích đã đạt được trong công việc?

Kể về vai trò của bạn trong dự án, những công việc đã thực hiện hay cả những khó khăn đã gặp phải trong quá trình thực hiện, các thành tích bạn đã đạt được trong các dự án trước đây, những giá trị mang lại cho công ty.
Quan trọng hơn đó là hãy cho nhà tuyển dụng biết cảm xúc của bạn khi đạt kết quả, những bài học rút ra từ đó. Nhà tuyển dụng có thể dựa và câu hỏi này để thấy được sự tâm huyết của bạn với công việc, với các sản phẩm mình thực hiện,từ đó có cái nhìn tích cực hơn về bạn.

5. Bạn mong muốn gì ở công ty?

Việc đặt ra câu hỏi này được coi là làm vừa lòng hai bên. Bên người thuê lao động nắm được nguyện vọng của ứng viên còn bên người lao động có thể nói nguyện vọng của mình. Chính vì vậy, hãy thẳng thắn hỏi nhà tuyển dụng những điều bạn băn khoăn, những quyền lợi, đãi ngộ của công ty trợ cấp cho người lao động.
Đừng bỏ lỡ cơ hội thể hiện năng lực và cá tính của mình với nhà tuyển dụng bạn nhé!


6. Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực?

Áp lực có thể đến từ nhiều vấn đề, do công việc, từ vấn đề gia đình, xã hội, điều quan trọng là bạn cần có cách giải quyết nó. Cách trả lời phỏng vấn câu hỏi này là hãy cho thấy bạn đã từng đối mặt với áp lực và bạn nắm được những phương pháp cân bằng và biết cách vượt qua nó. Nếu áp lực do công việc chưa hiệu quả, gặp khó khăn trong việc tìm ra giải pháp, cách xử lý của bạn sẽ là tập trung và cố gắng hơn để đáp ứng được công việc, nhờ tới sợ trợ giúp của đồng nghiệp, bạn bè. Hãy cho thấy bạn không sợ phải đối mặt với các áp lực công việc.

7. Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?

Bạn nên đề cao tinh thần ham học hỏi và nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ của bản thân. Một số lí do bạn có thể đưa ra để trả lời đó là: Địa chỉ làm việc của công ty thuận tiện cho việc đi lại của tôi, lương và chế độ của công ty đưa ra phù hợp với những tiêu chí tôi đưa ra; Môi trường làm việc của công ty sẽ tạo nhiều điều kiện phát triển cho lĩnh vực tôi đang theo đuổi.

8. Khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn?

Công việc nào cũng có áp lực và khó khăn riêng, tuy nhiên việc tạo áp lực trong công việc không hẳn là xấu, đây có thể là động lực giúp hiệu quả công việc của nhân viên đạt kết quả cao hơn. Khi trả lời câu hỏi này cũng là một cách để giới thiệu bản thân khéo léo, bạn cần phản ứng thật nhanh để chọn cách trả lời hợp lý nhất.
Bạn hãy thật thoải mái liệt kê một số hoạt động bạn thường làm để giảm stresst như tập yoga, bơi lội, cafe với bạn bè hay xem một bộ phim nào đó ... Thông qua câu trả lời này cũng có thể đánh giá bạn là một người làm việc khoa học đó.

9. Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?

Nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên đã tìm hiểu và có hiểu được công việc mình đang ứng tuyển không. Không nên chỉ trả lời "Vì tôi muốn có một công việc", có thể điều này sẽ gạch ngay tên bạn khỏi danh sách ứng viên tiềm năng, xem gợi ý cách trả lời dưới đây.
Trong câu trả lời phỏng vấn thông minh, bạn nên đề cập đến kinh nghiệm ở một vị trí tương đương, thể hiện sự đam mê nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi, thể hiện sự cầu tiến trong lĩnh vực bạn muốn chinh phục và cuối cùng hãy khẳng định năng lực của bạn hoàn toàn phù hợp đối với vị trí công ty đang tuyển. Có thể sử dụng cách trả lời "Đây là vị trí công việc yêu thích của tôi, tôi đã dành nhiều thời gian để học tập và hoàn thiện các kỹ năng, tôi muốn đây là công việc gắn bó lâu dài với mình".
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong vị trí công việc này bạn có thể đưa ra các thông tin như: Đây là công việc yêu thích và có nhiều đam mê với nó, mong muốn được phát triển bản thân với công việc này, là một người yêu thích những cái mới, sẵn sàng tìm hiểu và hoàn thiện kỹ năng chuyên môn.
Trả lời phỏng vấn tốt sẽ giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác

10. Điểm mạnh điểm yếu của bản thân là gì?

Một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất được các nhà tuyển dụng đưa ra nhằm mục đích thử và đánh lừa ứng viên để kiểm tra sự thật thà và thông minh. Để trả lời câu hỏi phỏng vấn điểm mạnh của bạn là gì: Trước tiên bạn phải xác định được bạn mạnh nhất ở mảng nào. Ví dụ: Bạn đã có kinh nghiệm 1 năm nhân viên kinh doanh thì điểm mạnh của bạn là có kĩ năng thuyết phục khách hàng, chịu được áp lực cao, nhanh nhẹn chủ động trong công việc... Hoặc bạn có thể đánh giá những thế mạnh của mình dựa trên tính cách cá nhân như: Trung thực, có tính kỷ luật cao, chăm chỉ....

11. Bạn sẽ hợp tác với chúng tôi bao lâu?

Ứng cử viên trả lời phỏng vấn xin việc không nên đưa ra thời gian nhất định để rả lời câu hỏi này, điều này sẽ làm các nhà tuyển dụng nghĩ bạn không muốn gắn bó và phát triển lâu dài cùng công ty, khôn khéo đưa ra các câu trả lời làm rõ ý định muốn gắn bó lâu dài cùng công ty.
Nên đưa ra các câu trả lời có ý như: "tôi muốn gắn bó lây dài, chỉ cần công việc tốt và có cơ hội phát triển bản thân" hay "trước khi nộp đơn ứng tuyển tôi đã tìm hiểu rất kỹ về công ty, nên tôi rất mong muốn có thể hợp tác lâu dài cùng công ty".

12. Theo bạn nên làm việc độc lập hay theo nhóm?

Khả năng làm việc theo nhóm hay làm việc độc lập đều quan trọng, các công ty sẽ mong muốn bạn có khả năng làm việc một mình hay phối hợp với đồng nghiệp tốt, bạn có thể trả lời là cách làm việc theo nhóm hay độc lập đều quan trọng, do đó để công việc hiệu quả cần có sự kết hợp cả hai.
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập tốt, khả năng phối hợp, trao đổi với đồng nghiệp để giải quyết vấn đề, cho thấy bạn có khả năng tập trung cao độ, biết cách để tìm ra hướng xử lý công việc một mình.

Trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc thông minh là cơ hội ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng

Việc sử dụng những câu hỏi mẹo, câu hỏi đố vui là cách để nhà tuyển dụng đánh giá được ứng cử viên của họ ra sao. Đồng thời đây cũng là cơ hội để ứng viên ghi điểm trong mắt người phỏng vấn.  Thông thường những câu hỏi này sẽ không liên quan đến chuyên môn và cách trả lời thường là trả lời mẹo để đánh giá sự nhanh nhạy của ứng viên.
Một số câu hỏi phỏng vấn vui và thông minh mà ban biên tập tổng hợp được xin chia sẻ với các bạn như sau:
1. Bạn có biết cách nào để thả quả trứng xuống sàn bê tông mà không làm vỡ nó?
Trả lời: Đơn giản, bạn cứ thả xuống, sàn bê tông rất cứng và bạn không phải lo việc nó bị nứt đâu.
2. Nếu bốn người làm việc trong bốn giờ để lập trình xong một chương tình hỏi nếu có 8 người thì phải lập trình mất bao lâu?
Trả lời: Chẳng mất thời gian nào, chương trình đó đã có sẵn rồi.
3. Cái gì trông giống một nửa quả cam?
Trả lời: Một nửa còn lại.
4. Nếu bạn ném một hòn đá vào đại dương, nó sẽ như thế nào?
Trả lời: Nó sẽ ẩm ướt hơn.
5. Điều gì xảy ra khi chiếc bánh xe được tạo nên?
Trả lời: Nó tạo ra một cuộc cách mạng.
6. Làm thế nào mà một người có thể vẫn tỉnh táo dù 8 ngày không ngủ?
Trả lời: Không sao, anh ta có thể ngủ vào ban đêm.
Tổng hợp những câu hỏi xin việc làm thường gặp trên đây hi vọng đã chia sẻ với các bạn những thông tin bổ ích. Đón đọc thêm nhiều thông tin chia sẻ trên chuyên mục cẩm nang xin việc bạn nhé!