Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Sinh viên năm cuối có nên đi làm thêm hay không?

Sinh viên đi làm thêm luôn là đề tài được nhiều người quan tâm và cân nhắc hai mặt lợi hại khi quyết định phân chia thời gian cho việc học để làm thêm. Bài viết hôm nay, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn vè chủ đề này nhé!

I. Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?

Có nhiều người lo lắng việc sinh viên đi làm thêm sẽ khiến cho các bạn ấy tốn thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập cũng như hao tổn sức lực khi phải làm việc thêm ngoài giờ học..... Suy nghĩ đó là đúng nhưng chưa đủ và chưa phản ánh hết được vấn đề.
Việc sinh viên đi làm partime sẽ mang lại nhiều lợi ích chơ chính bản thân bạn ấy hơn những gì chúng ta nghĩ.
* Lợi ích của việc đi làm thêm
Điểm qua vài yếu tố dưới đây để thấy rằng, sinh viên làm partime có những lợi ích nhất định. Cụ thể như:
- Mang lại cho các bạn ấy nguồn thu nhập.
- Mở rộng mối quan hệ trong lĩnh vực mà bạn ấy làm thêm.
- Có kinh nghiệm trong những lĩnh vực nhất định.
- Trau dồi kiến thức, kỹ năng mềm như hả năng xử lý tính huống, giao tiếp, những bài học mà không có trường lớp nào dạy...
- Khả năng học thêm ngoại ngữ, các kiến thức khác,...
- Lịch làm thêm khoa học sẽ giúp bạn rèn luyện, khả năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc để ổn thỏa được công việc nhưng vẫn đảm bảo được việc học và hiệu quả.


II. Những suy nghĩ sai lầm của sinh viên đi làm thêm

Điểm qua một số suy nghĩ sai lầm thường gặp của sinh viên khi tìm kiếm việc làm thêm.
- Tìm việc nhẹ lương cao và đi làm ngay. Với mong muốn đi làm gấp, tìm được công việc lương cao ngay khi còn đang đi học,... nhiều sinh viên dễ mắc vào bẩy lừa đảo, những chiêu trò dụ dỗ của đa cấp hay các đối tượng lừa lọc.
- Tâm lý đi làm thêm cho vui, không nghiêm túc trong công việc, từ đó đưa đến những sai lầm hoặc không hoàn thành tốt công việc hay làm việc không có trách nhiệm.
Tâm lí này cũng sẽ khiến cho bạn không gắn bó lâu dài, dễ dàng bỏ việc nếu gặp khó khăn hay trở ngại gì trong quá tình làm việc.
- Đi làm thêm theo phòng trào, theo xu hướng của bạn bè chứ không thật sự đam mê hay tìm hiểu trước.
- Tâm lí chọn đi làm, lơ là việc học. Sinh viên là lứa tuổi trên 18 và hoàn toàn có thể chủ động thời gian, quyết định của mình. Tâm lí ưu tiên việc đi làm, bỏ bê việc học sẽ khiến bạn không đạt được kết quả học tập như mong muốn.
- Chạy theo những công việc lương cao mà không chú ý tới mức độ nặng nhọc của công việc sẽ khiến bạn hao tổn nhiều sức lực, từ đó không đảm bảo thể lực cho việc học hành. Hay có thể chọn những công việc mất quá nhiều thời gian, khiến bạn không dành được nhiều cho việc học.


III. Sinh viên đi làm thêm cần lưu ý những điều gì?

Từ những sai lầm trong việc sinh viên đi làm thêm như trên, chúng tôi có vài lời khuyên cho bạn trước khi bắt đầu đi làm thêm. Hãy lựa chọn công việc phù hợp với mình theo các yếu tốt sau:
1. Khả năng và sở thích
Khi biết mình thích gì và liệu khả năng mình đáp ứng được đến đâu sẽ là một cách thức giúp bạn nhanh nhất tìm được công việc phù hợp.
2. Phương tiện đi lại, giờ giấc
Chọn công việc làm thêm không ảnh hưởng đến lịch học của bạn cũng như phương tiện đi lại không quá trở ngại, khó khăn,...
3. Tìm hiểu trước môi trường làm việc
Nên tìm hiểu sơ bộ về công việc, môi trường làm việc, mức độ phù hợp của bản thân mình,... có thật sự hù hợp với những công việc đó hay không?
4. Chọn đúng kênh thông tin uy tín để tìm việc làm thêm
Hiện tại có nhiều kênh tìm việc đa dạng, cả trực tuyến và truyền thống như các website tìm việc online, các diễn đàn, group, hội nhóm,... Thông tin tuyển dụng từ bạn bè, người quen,.... Tuy nhiên, bạn cần chọn những công việc có địa chỉ rõ ràng, mô tả công việc, các chế độ lương thưởng chi tiết.

Xem thêm: Website tuyển dụng việc làm hàng đầu

IV. Top 10 việc làm thêm dễ xin nhất cho sinh viên 

Tổng hợp những việc làm thêm cho sinh viên dễ xin nhất mà bạn có thể tham khảo
1. Phục vụ quán ăn, quán nước, quán trà sữa
Đây là công việc khá phổ biến trong giới sinh viên. Thời gian làm việc khá linh động, thoải mái, bạn có thể xoay ca để phù hợp với lịch học của mình. Công việc không quá nặng nhọc và phù hợp với cả nam lẫn nữ.
2. Nhân viên bán hàng
Việc làm nhân viên bán hàng khá đa dạng với nhiều lĩnh vực như: quán ăn, quán nước, của hàng thời trang, .... Tuy nhiên, mức lương cho vị trí nhân viên bán hàng sẽ không cao.
3. Môi giới dịch vụ
Khá nhiều bạn sinh viên lựa chọn việc làm thêm là môi giới dịch vụ. Lĩnh vực này giúp bạn tăng cường khả năng giao tiếp, mở rộng mối quan hệ và mức hoa hồng cũng khá hấp dẫn. Tuy nhiên, cần có nhiều thời gian để chăm sóc khách hàng.
4. Phát tờ rơi
Công việc phát tờ rơi không nặng nhọc cũng như khá dễ dàng để xin vào. Thông thường, công việc này trả lương theo giời và nếu phát tờ rơi tại chỗ đèn xanh đèn đỏ hoặc các cổng trường thì bạn nhận được 50.000đ, nếu đi phát tận nhà thì sẽ là 100.000đ/buổi.
5. Nhân viên thời vụ
Một số bạn chọn công việc thời vụ cần chú ý về tính minh bạch của công ty, công việc rõ ràng và các quy định, cam kết về lương thưởng phải đảm bảo.
6. Làm gia sư
Tìm việc gia sư giúp sinh viên tăng khả năng giao tiếp và củng cố kiến thức. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi bạn cần có kiến thức thật sự tốt trong lĩnh vưc mà bạn nhận gia sư. 
7. Làm PG, PB
Khá nhiều công việc PG, PB có thể aply. Tuy nhiên, để được nhận các job việc làm PB, PG, bạn cần đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về ngoại hình, chiều cao và các tiêu chuẩn của nhãn hàng, thương hiệu yêu cầu.
8. Người mẫu ảnh, diễn viên đóng minh họa video clip
Nếu bạn có khả năng diễn xuất hay có ngoại hình ưa nhìn,... có thể tham gia các job công việc mẫu ảnh, mẫu tóc, diễn viên clip,...
9. Giúp việc theo giờ, trông trẻ
Công việc này phù hợp với các bạn nữ bởi sự cẩn thận, kiên nhẫn và chịu khó. Tuy nhiên, cả hai công việc này đều tốn khá nhiều sức lực của bạn nếu làm nhiều giờ liên tục. Nếu chọn giúp việc theo giờ hay trông trẻ, hãy chọn những dịp cuối tuần hay lịch học trống. Đồng thời, không nên nhận quá nhiều job trong cùng 1 ngày hay trong khoảng thời gian ngắn.
10. Shipper
Công việc shipper khá đơn giản tuy nhiên bạn lại cần có sức khỏe tốt và am hiểu đường xá để có thể hoàn thành công việc, các chuyến giao hàng trong các khoảng thời gian nhất định.
Trên đây là những chia sẻ vè chủ đề Sinh viên đi làm thêm, hi vọng đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về việc có nên đi làm thêm hay không. Chúc các bạn sớm tìm được việc làm phù hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét